Tình hình tận dụng khí CO2 hiện nay
Thế giới ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện tượng biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng, vì thế xử lý lượng khí CO2 hiện nay đang là vấn đề cần thiết. Hiện nay, có nhiều nước đã đầu tư công nghệ để tận dụng khí thải CO2 trong nhiều lĩnh vực đời sống.
Ở thời điểm hiện tại, phải nói là việc ứng dụng công nghệ tận dụng khí thải CO2 còn quá ít, chưa phổ biến.
Giáo sư Peter Styring của ĐHTH Sheffield (University of Sheffield) nói: “Có nhiều tiềm năng thực sự và chúng ta hiện đang ở giai đoạn thăm dò. Một số công nghệ cần thiết hiện đang có sẵn trong tay, một số đang ở trong gia đoạn nghiên cứu tiền khả thi và trong một số trường hợp, chúng ta cần phát minh ra nhiều loại hóa chất mới”.
– Thành tựu tiêu biểu trong tận dụng khí thải CO2 trên thế giới:
+ Nuôi trồng tảo biển bằng khí thải CO2. Theo nghiên cứu cho thấy khi được nuôi trong bể hở bằng khí CO2, vi tảo này sẽ sinh trưởng lớn hơn gấp 1 triệu lần so với khi chúng sống dưới đáy biển. Và vi tảo biển phát triển tốt và nhanh hơn khi sử dụng khí CO2 thải ra từ các nhà máy nhiệt điện (CO2 chiếm 13%-14%) so với khí CO2 nguyên chất.
Nuôi tảo từ khí CO2 thải
+ Xỉ quặng được xử lý bằng khí CO2 có thể trở thành một thứ vật liệu cứng vững dùng để chế tạo vật liệu xây dựng. Bơm khí CO2 vào các nhà kính trồng rau quả mang lại mùa màng bội thu và vào các thiết bị nuôi tảo, người ta có nhiên liệu sinh học… Khí thải CO2 cũng rất hữu ích đối với ngành công nghiệp sản xuất đồ uống.
+ Chế tạo các chất xúc tác biến khí thải CO2 thành các sản phẩm carbonat theo một chu trình khép kín. Các sản phẩm carbonat này có thế được sử dụng làm chất điện phân trong pin lithium ion; chất phụ gia trong dầu lửa, dầu diesel; nhiên liệu dùng cho máy bay; trong việc sản xuất polycarbonates và polyurethanes cũng như nhiều qui trình sản xuất hóa chất thương mại khác.
+ Nhiều qui trình CCU đòi hỏi nguồn cung năng lượng và các tác giả báo cáo lưu ý rằng nguồn năng lượng này có thể được sản xuất từ năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời, sức gió. Ngoài ra, việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ khí thải CO2 cũng là một dạng năng lượng tái sinh nữa.
+ Chính quyền Mỹ đang chi 1 tỷ USD cho các chương trình nghiên cứu, trong đó có Phòng thí nghiệm Sandia, để chế tạo nhiên liệu sinh học từ khí thải CO2. Chính phủ Đức cũng chi 118 triệu Euro (EUR) cho “kế hoạch sản xuất trong mơ” của tập đoàn Bayer. Ở Australia, người ta đang nghiên cứu sử dụng khí thải CO2 lấy từ các nhà máy nhiệt điện để sản xuất xi măng. Và ở nhiều nơi trên thế giới, khí thải CO2 được sử dụng trong việc trồng tảo qui mô công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học.
– Trở ngại trong tận dụng khí thải CO2
Trở ngại duy nhất hiện nay là chi phí xây dựng và vận hành của các ứng dụng CCU hiện khá cao, đôi khi cao gấp 10 lần như trường hợp sử dụng khí CO2 nuôi trồng tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học. Chính vì vậy mà các chính phủ cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu khoa học để hạ thấp chi phí và đánh thuế khí thải CO2 cao hơn nữa.